Khu Nam – từ khu vực bị lãng quên của bất động sản Hà Nội đến lựa chọn của người mua nhà thời chung cư giá cao

Bất động sản Hà Nội (khu Nam) trái ngược với khu vực phía Tây, Bắc của Hà Nội. Khu vực này suốt một thời gian dài không xuất hiện dự án lớn, những đại đô thị. Đây cũng là lý do khiến giá chung cư tại đây luôn đứng ở mức thấp bậc nhất Hà Nội.

Thị trường bất động sản Hà Nội chủ yếu phát triển ở khu vực phía Tây rồi chuyển sang khu Đông, khu Bắc
Thị trường bất động sản Hà Nội chủ yếu phát triển ở khu vực phía Tây rồi chuyển sang khu Đông, khu Bắc
Khu Nam - từ khu vực bị lãng quên của bất động sản Hà Nội đến lựa chọn của người mua nhà thời chung cư giá cao - Ảnh 2.

Trong suốt 10 năm qua, thị trường bất động sản Hà Nội chủ yếu phát triển ở khu vực phía Tây rồi chuyển sang khu Đông, khu Bắc. Khu Nam là cái tên ít được nhắc đến nhất trên thị trường bất động sản Hà Nội trong suốt thời gian sốt nóng những năm 2011 đến nay. Đây cũng là lý do bất động sản khu Nam Hà Nội là khu vực còn dư địa tăng trưởng lớn trong các khu vực của Hà Nội.

Soi một vòng quanh Hà Nội có thể dễ dàng nhận thấy, mật độ xây dựng khu vực phía Nam khá thấp khi rất ít dự án. Nếu như khu Tây được biết đến với những tòa nhà cao tầng san sát nhau, thậm chí dọc đường Lê Văn Lương có những đoạn 1 km “cõng” 40 tòa cao tầng; Khu Đông gắn liền đến với những đại đô thị lớn như Vinhomes Ocean Park 1-2-3 với giá bất động sản tăng bằng lần trong vòng vài năm qua thì hiện nay khu Nam gắn với vài khu đô thị thấp tầng cùng 2 công viên hồ điều hòa lớn là Yên Sở và Linh Đàm.

Do không có những đại đô thị nên giá nhà khu Nam chỉ nhích rất chậm trong khoảng 10 năm trở lại đây, mặt bằng giá luôn thấp hơn nhiều các khu vực khác. Giá chung cư mới khu Nam hiện nay chỉ ở mức chỉ khoảng 30-40 triệu đồng/m2 so với mức giá sơ cấp trung bình gần 50 triệu/m2 của khu Tây, Đông.

Khu Nam gắn với loạt công viên hồ điều hòa lớn.
Khu Nam gắn với loạt công viên hồ điều hòa lớn.

Cùng với đó, trong suốt 10 năm qua, trong khi các khu Đông và Tây san sát dự án, các tòa nhà cao tầng chen lấn mọc lên nhau thì khu Nam vẫn cố hữu với vài khu đô thị kiểu mẫu được triển khai từ cả hơn chục năm trước như khu đô thị kiểu mẫu Linh Đàm, Khu đô thị Tứ Hiệp, Khu đô thị và Công viên Yên Sở…Điều đặc biệt là hầu hết các khu đô thị này đều chủ yếu là các sản phẩm nhà thấp tầng với mật độ xây dựng thấp. Nguồn cung căn hộ chung cư tại khu Nam khan hiếm.

 

Theo đánh giá của một số chuyên gia, thị trường bất động sản khu Nam thời gian qua có phần thụt lùi so với các khu vực khác của Hà Nội. Tuy nhiên, khu Nam Thủ đô được đánh giá là sẽ “bứt phá” mạnh mẽ trong thời gian tới. Bởi khu vực phía Nam Hà Nội là một trong những cửa ngõ giao thương quan trọng. Đây là khu vực trọng yếu trong kết nối liên tỉnh với hàng loạt tỉnh thành vùng đồng bằng Bắc Bộ như Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình…Cùng với đó, theo Quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ mở rộng đô thị trung tâm về phía Nam.

Những năm gần đây, Hà Nội đã chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng đô thị về khu vực này. Theo quy hoạch phát triển thành phố đến năm 2030, tầm nhìn 2050; phía Nam Hà Nội được định hướng trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm, chính trị, văn hóa của Thủ đô. Theo đánh giá của các chuyên gia, hai yếu tố quỹ đất và hạ tầng đô thị là lý do quan trọng, làm tiền đề phát triển cho khu vực phía Nam.

Đánh giá
Đăng ký nhận thông tin dự án

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *