Đất ruộng là nhóm đất được giới đầu tư bất động sản đặc biệt quan tâm trong thời gian gần đây.
Nếu muốn thử sức đầu tư, khách hàng nên lưu ý 4 nguyên tắc “vàng” khi mua bán đất ruộng tránh rủi ro.

Xác định xem khu đất có thuộc diện quy hoạch hay không?
Hiện nay các địa phương đang tiến hành khá nhiều dự án phát triển đô thị; trong đó có các khu đất ruộng thuộc diện quy hoạch. Nếu như vô tình mua phần đất ruộng thuộc dự án thì thủ tục chuyển lên thổ cư sẽ không được duyệt.
Đại diện của cơ quan Nhà nước sẽ thu hồi phần diện tích đất phục vụ dự án và tiến hành đền bù cho người dân.
Hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực sau khi đã công chứng
Theo Khoản 3, Điều 167, Luật Đất đai 2013 thì mọi hợp đồng mua bán; chuyển nhượng đất đai hiện nay đều cần công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.
Điều này đồng nghĩa với việc nếu nhà đầu tư không tuân theo quy định này thì hoạt động giao dịch sẽ không được Pháp luật công nhận. Thậm chí nếu có tranh chấp; kiện tụng xảy ra thì toàn bộ quá trình mua bán sẽ bị Toà án vô hiệu.
Như vậy khi thực hiện giao dịch mua bán với bất kỳ mảnh đất ruộng nào; chúng ta cần chủ động đề nghị bên bán phối hợp thực hiện hợp đồng công chứng. Về thủ tục công chứng hoặc chứng thực này; chúng ta có thể nhờ sự hỗ trợ của bên thứ ba là cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc văn phòng công chứng nào đó. Lưu ý, thủ tục công chứng có thể mất phí.
Thương lượng chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Các mảnh đất ruộng hay đất nông nghiệp hiện nay; khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng lên thổ cư đều cần trả một khoản phí nhất định cho Nhà nước. Diện tích mảnh đất càng lớn thì mức phí càng cao.
Nếu muốn đầu tư mảnh đất để sang nhượng; giao dịch kiếm lời thì cần cân nhắc đến khoản chi phí này ngay từ đầu. Tuỳ vào từng trường hợp; mà khoản chi phí này có thể do người mua chịu toàn bộ hoặc người bán chịu một phần.
Luôn cập nhật các quy định mới nhất có liên quan đến mua bán đất ruộng
Dù khách hàng đã có kinh nghiệm mua bán đất ruộng nhưng điều quan trọng là luôn cần cập nhật thêm các hướng dẫn, quy định mới của nhà nước về mảng này.
Nhằm khắc phục các bất cập trong cơ chế xử lý, giải quyết thủ tục đất đai cho người dân, Chính phủ và UBND các địa phương thường xuyên ban hành các văn bản hướng dẫn cũng như điều chỉnh, sửa đổi quy định.
Nếu không nhanh chóng cập nhật, nắm bắt thì có khả năng người mua sẽ không tận dụng được tối đa quyền lợi của bản thân khi mua bán đất ruộng.
Xem thêm nhiều tin khác: